Theo một số nghiên cứu mới đây được công bố trên Harvard Business Review, reviews tiêu cực có thể thúc đẩy doanh số bán hàng thậm chí còn tốt hơn so với reviews tốt.

Nghiên cứu của Đại học Dartmouth và Đại học British Columbia

Giáo sư Nailya Ordabayeva đến từ Đại học Dartmouth và 2 đồng nghiệp của ông tới từ Đại học British Columbia đã cho 300 người hâm mộ NFL (National Football League – Một giải đấu bóng bầu dục quốc gia của Mỹ) xem mô tả về chiếc áo hoodie có gắn nhãn hiệu của giải đấu và những review 1 sao cũng như 5 sao về nó bởi những người hâm mộ của Cleveland Browns (một đội bóng bầu dục). Những người tham gia đã trả lời các câu hỏi về sự tương đồng của họ với những người đánh giá (reviewer) và sở thích mua hàng (quần áo) của họ.

Reviews tiêu cực

Khi mọi người nghĩ rằng họ và người đánh giá là giống nhau thì ý định mua hàng (Buying Intent) của họ sẽ thấp hơn nếu họ xem bài đánh giá 1 sao thay vì bài đánh giá 5 sao. Ngược lại, khi họ cảm thấy không thích những người đánh giá đó, bài đánh giá 1 sao lại tạo ra ý định mua hàng cao hơn đáng kể so với bài đánh giá 5 sao.

Kết luận ban đầu được rút ra từ nghiên cứu: Những đánh giá tiêu cực (reviews tiêu cực) có thể thúc đẩy Sales nhiều hơn so với những đánh giá tích cực (review tích cực).

Kết luận của Giáo sư Ordabayeva

Sau khi thực hiện nghiên cứu, giáo sư Ordabayeva đã kết luận rằng một đánh giá tiêu cực có thể dường như là mối đe dọa đối với danh tính của chính một người khi một người có ý thức mạnh mẽ về thương hiệu, như những người hâm mộ bóng đá với NFL. 

Khi mọi người hiểu rõ về một thương hiệu nào đó, giống như những người hâm mộ bóng đá đã làm với NFL, thì một bài đánh giá tiêu cực (negative review) có vẻ như là mối đe dọa đối với khả năng nhận diện hay niềm tin của họ. Điều này thường xảy ra khi bài đánh giá đến từ một nguồn “lạ” nào đó: một cá nhân hoặc tổ chức có vị trí địa lý, tuổi tác, giới tính, đội bóng yêu thích…khác họ.

Trong trường hợp này, mọi người thường có xu hướng đặt câu hỏi về quyền chỉ trích thương hiệu của người đánh giá (Reviewer). Do đó, họ cảm thấy bị thôi thúc là phải “bảo vệ” nó bằng cách gia tăng ý định mua nó. Đó là một phản ứng bản năng đối với những gì dường như là một cuộc tấn công cá nhân. 

Reviews tiêu cực

Cái tôi của chúng ta có thực sự tinh tế không?

Nếu mọi người nghĩ rằng nhận định trên là một quy tắc hay công thức cố định nào đó thì câu trả lời là không. Sự thật là, chỉ một số loại thương hiệu nhất định mới có khả năng kích hoạt kiểu phản ứng này, những thương hiệu mà khách hàng ít nhất là nhìn thấy một vài phần (về con người) của chính họ trong đó.

Bạn có thể thực sự thích một loại xà phòng hoặc bột giặt cụ thể nào đó, nhưng có thể bạn sẽ không coi đó là một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn hay nói cách khác, thương hiệu đó không đại diện cho con người của bạn. Ví dụ như với thương hiệu Apple, điều này có thể khác khi những người mua hàng từ Apple không chỉ coi việc mua hàng đó đồng nghĩa với việc là họ sở hữu một sản phẩm, thay vào đó, họ sở hữu sự sáng tạo, đổi mới, khác biệt, thời thượng và hơn thế nữa.

Ý định mua hàng đã thay đổi như thế nào?

Reviews tiêu cực

Trong số những người hâm mộ cảm thấy không liên quan với những người đánh giá, những người xem những reviews tiêu cực sẵn sàng mua áo hoodie (có gắn thương hiệu NFL) cao hơn 20% so với những người xem các bài đánh giá tích cực. Trong một thử nghiệm khác liên quan đến áo hoodies NFL, các nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng các bài đánh giá tiêu cực chỉ có tác dụng này (giúp gia tăng ý định mua hàng) khi các thương hiệu là một phần của người hâm mộ.

Xem thêm: Vì sao Facebook và Google nhắm mục tiêu quảng cáo chuẩn như nghe lén người dùng

CÔNG TY TRUYỀN THÔNG HOÀNG GIA

Bài viết cùng chủ đề:

8 xu hướng phát triển nổi bật của AI trong tương lai

Trí tuệ nhân tạo (AI) là một lĩnh vực công nghệ đang phát triển mạnh mẽ và tác động đến đa dạng mảng của xã hội. Trong năm 2023, chúng ta đã thấy bước tiến lớn với sự ra đời của các công cụ và ứng dụng AI tiên tiến như ChatGPT và các mô...

Khám Phá Bán Hàng Cá Nhân: Định Nghĩa, Ưu Nhược Điểm và Quy Trình

Bạn đã từng nghe về khái niệm “bán hàng cá nhân” nhưng không chắc chắn về ý nghĩa và tầm quan trọng của nó? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc đó và khám phá sâu hơn về bán hàng cá nhân. Bán Hàng Cá Nhân là Gì? Bán hàng...

Các Khung Giờ Đăng TikTok Lên Xu Hướng “Viral” Trong 2024

Bạn muốn video của mình trên TikTok được nhiều người xem và chia sẻ một cách “viral”? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về khung giờ đăng TikTok là gì, tại sao cần quan tâm đến chúng, và cách để tối ưu hóa video TikTok của bạn để nó có cơ hội...

Mật Độ Từ Khóa Bao Nhiêu Là Tốt Nhất Cho SEO Website?

Bạn đang tự đặt câu hỏi: “Mật độ từ khóa là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến việc tối ưu hóa SEO cho website của tôi?” Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc đó và hướng dẫn cách xác định và tối ưu mật độ từ khóa...

4 Bước Xây Dựng Chân Dung Khách Hàng Mục Tiêu

Bạn đã bao giờ nghe về thuật ngữ “chân dung khách hàng mục tiêu” chưa? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích khái niệm này, tại sao doanh nghiệp cần vẽ chân dung khách hàng mục tiêu và cung cấp 4 bước để xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu một cách...

TOP 14 Kênh Marketing Online Hiệu Quả Mới Nhất – Cập Nhật 2024

Bạn đang tìm kiếm các kênh marketing online mới nhất và hiệu quả nhất để nâng cao chiến lược tiếp thị của mình trong năm 2024? Dưới đây là danh sách top 14 kênh marketing online được cập nhật mới nhất, mang lại cơ hội lớn để tiếp cận và tương tác với khách hàng...